Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
14/05/2024 08:25 447
Qua gần 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm hơn trong việc ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn. Cụ thể, UBND huyện hàng năm đã quan tâm dành một phần vốn ngân sách để ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ khi có Chỉ thị đến nay là 13.066 triệu đồng.
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH trong 10 năm qua đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; làm chuyển biến phương thức sản xuất của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng hàng hóa; nâng cao chất lượng môi trường sống thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra, tập trung phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện cùng với các chính sách khác góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đầu năm 2015 từ 7,08% xuống còn 3,66% cuối năm 2023. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đầu tư cho vay tại các xã đã góp phần giúp cho 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Về OCOP, toàn huyện đã công nhận được 33 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 3 sản phẩm OCOP 4 sao, 30 sản phẩm OCOP 3 sao.
Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách thông qua NHCSXH đã giúp cho 63.820 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với số tiền 1.235 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ tín dụng chính sách đến 30/4/2024 đạt 507,23tỷ đồng, tăng 270,955 tỷ đồng so năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng 114,68%, với 8.448 hộ nghèo và đối tượng chính sách còn dư nợ.
Nguồn vốn tín dụng chính sách trong 10 năm qua đã tạo điều kiện cho: hàng chục ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, hơn 15 ngàn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hơn 6 ngàn lao động được tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm, lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; đầu tư xây dựng gần 10 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hơn 500 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, mang lại hiệu quả kinh tế, ý nghĩa chính xã hội to lớn, phát huy được vai trò của NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các tổ chức chính trị - xã hội chính là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân thông qua việc tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở, từ đó cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các Hội đoàn thể cùng với Tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp tham gia vào việc bình xét cho vay, kiểm tra giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV và việc sử dụng vốn của hộ vay; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng các chương trình khuyến nông, khuyến ngư vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; từ đó, đồng vốn ngân hàng đầu tư mang lại hiệu quả, giúp hộ vay cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Thông qua phương thức ủy thác cho vay, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội đoàn thể thường xuyên tiếp xúc với hội viên, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của hội viên, giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, chất lượng cuộc sống ngày được nâng lên; đồng thời tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào Hội, từ đó góp phần đưa tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh.
Sau gần 10 năm thực hiện Chị thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, các cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đã tích cực vào cuộc, phát huy tốt vai trò trách nhiệm, quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện các chính sách tín dụng xã hội, hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội; đặc biệt từ khi thực hiện Chị thị 40-CT/TW, hàng năm UBND huyện đã quan tâm nâng số tiền ủy thác chuyển qua NHCSXH để cho vay giải quyết việc làm; sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước.
tai-lieu-dinh-kem: Picture1.jpg
Related news
- Huyện Mộ Đức: Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống
- Mộ Đức- Hàng trăm học sinh đồng diễn, xếp hình bản đồ Việt Nam "Tự hào một dải non sông"
- Mộ Đức: Toạ đàm kỷ niệm 26 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4
- Mộ Đức: Tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024
- HTX nông nghiệp xã Đức Thắng tổ chức chương trình đào tạo Khởi nghiệp cho thanh niên